Công nghệ luôn không ngừng phát triển, và mỗi năm thế giới lại chứng
kiến những tiến bộ vượt bậc cũng như những scandal đình đám. Hãy cùng điểm lại những gì đáng chú ý nhất của thế giới công nghệ trong
năm qua.
1. Giá tiền ảo tăng vũ bão
Tiền ảo nói chung và
Bitcoin nói riêng vốn là “đề tài nóng” của dân công nghệ trong những năm
qua, nhưng chưa bao giờ thế giới lại sôi sục với Bitcoin như 2017. Cuối
năm 2016, mức giá của Bitcoin chỉ mới là 1.000 USD, nhưng liên tục tăng
lên bởi sự hứng thú của các nhà đầu tư.
Biểu đồ giá Bitcoin trong 2 tháng cuối năm 2017.
Đặc
biệt, trong những ngày đầu tháng 12 vừa qua, có lúc nó lao vọt lên đến
mức hơn 19.300 USD, gây shock cho tất cả mọi người. Nó cũng đã tạo nên
tỉ phú tiền ảo đầu tiên khi vừa đạt mốc 11.000 USD: hai anh em nhà
Winklevoss, với khoản đầu tư ban đầu chỉ 11 triệu USD vào năm 2013.
Hai anh em Winklevoss.
Và
cũng chỉ trong tháng 12 này, Bitcoin đã thể hiện sự bất ổn của nó. Ngay
trong thời điểm giá Bitcoin trồi sụt thất thường hồi đầu tháng, một số
công ty đã phải từ bỏ Bitcoin trong vai trò một phương thức thanh toán
bởi sự bất ổn về giá, cộng thêm chi phí giao dịch quá cao.
Cho đến
thời điểm hiện tại, hầu như các chuyên gia tài chính đều đồng ý rằng
Bitcoin đã thất bại trong vai trò một đồng tiền, mà đã trở thành một tài
sản, một công cụ đầu tư – hoàn toàn trái ngược với mong muốn ban đầu
của Satoshi Nakamoto, cha đẻ của Bitcoin khi ông tạo ra đồng tiền ảo này
vào năm 2009.
2. Smartphone đột phá iPhone X
Là chiếc điện
thoại flagship mới nhất của Apple, iPhone X được khen ngợi trên khắp thế
giới nhờ thiết kế độc, lạ và công nghệ Face ID đầy mới mẻ cũng như sức
mạnh xử lý hàng đầu. Những nhược điểm như giao diện lạ lẫm, không có nút
Home, không thân thiện với những ứng dụng thiết kế cho màn hình chữ
nhật truyền thống… không thể làm giảm sức hút của thiết bị này, và nó
chính là món đồ chơi công nghệ được săn lùng nhất năm 2017.
Sự
khác biệt của iPhone X có thể được cảm nhận ngay từ vẻ ngoài của nó.
Vứt bỏ nút Home và cảm biến vân tay, iPhone X giờ đây hoàn toàn phụ
thuộc vào khả năng vận hành của FaceID để đem lại cho người dùng những
trải nghiệm mới.
Dù không hoàn hảo, FaceID vẫn đủ sức thuyết phục
người dùng rằng đây sẽ là điều mà họ muốn có trên những iPhone của tương
lai, bởi nó mở ra những chân trời mới cho các ứng dụng đầy sáng tạo và
những điều mới mẻ mà bạn chưa từng nghĩ tới trước khi chạm tay vào
iPhone X.
Cách FaceID hoạt động dưới máy ảnh hồng ngoại.
Dù
vậy, iPhone X cũng có một nhược điểm chí mạng: mức giá của nó. Hẳn
không ít người dùng đã bị “dội” vì cái giá 1.000 USD của iPhone X, và
minh chứng rõ rệt nhất là tin Apple đã phải hạ mức tiêu thụ dự kiến
trong quý 1/2018 từ 50 triệu máy xuống còn 20 triệu máy, khiến Apple mất
giá 14 tỉ USD, còn cổ phiếu các đối tác của hãng cũng tụt mạnh trong
tuần qua.
3. AI và robot Sophia
Trong tháng 10, Ả Rập Saudi
thu hút mọi ánh nhìn khi chính thức trao quyền công dân cho robot
Sophia, sản phẩm của công ty Hong Kong Hanson Robotics. Sophie sử dụng
trí thông minh nhân tạo để mô phỏng động tác, biểu cảm của con người, và
có khả năng giao tiếp với những chủ đề được định sẵn nhờ công nghệ nhận
diện giọng nói của Alphabet Inc, công ty mẹ của Google.
Tuy
nhiên, giới khoa học cho rằng trong những lần xuất hiện của mình, trí
thông minh của Sophie đã được khuếch đại một cách quá mức. Tờ Quartz nói
rằng những chuyên gia đã xem qua mã nguồn của Sophia bình luận cô nàng
chỉ là “Chatbot có khuôn mặt”, và nhiều nhà khoa học danh tiếng trong
lĩnh vực AI không tin tưởng vào những gì Sophia đã thể hiện trong các
cuộc giao tiếp.
Sophia từ chối lời cầu hôn trong bộ sari tại Ấn Độ.
Sau
khi sự tò mò ban đầu lắng dịu, Sophia tạm thời lùi lại sau màn để
nhường chỗ cho những sự kiện nóng bỏng và thời sự hơn, nhưng điều đó
không có nghĩa là nàng robot này chịu yên lặng. Chỉ mới vài giờ trước
đây, Sophia đã chính thức từ chối một lời cầu hôn khi đang khoác trên
người bộ trang phục Sari truyền thống của Ấn Độ.
4. Apple vướng scandal
Cũng
trong những ngày cuối tháng 12, Apple lại trở thành tiêu điểm của thế
giới công nghệ, nhưng lần này là bởi scandal họ giảm xung nhịp CPU, kéo
chậm tốc độ xử lý của các điện thoại từ iPhone 6 đến iPhone 7.
Dù
Apple giải thích rằng đây là điều họ phải làm để giữ điện thoại của
người dùng khỏi tắt máy bất ngờ vì pin xuống cấp, rất đông người dùng
tin rằng đây là một phần trong độc chiêu “cố ý làm cũ” để buộc người
dùng phải mua các iPhone mới hơn.
Đứng
trước sự phẫn nộ của đại đa số người dùng cũng như một vài vụ kiện đang
diễn ra tại Mỹ, Apple đã phải nói lời xin lỗi và bồi thường bằng cách
giảm giá thay pin từ 79 USD xuống còn 29 USD cho các thiết bị thỏa mãn
điều kiện của họ. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh một điều là Apple chỉ
xin lỗi vì họ đã không cho người dùng biết về việc họ giảm xung nhịp của
CPU.
Theo Thegioitre.vn
Cùng xem clip hướng dẫn mẹo công nghệ: