VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo

Từ ngày 12/1-12/3/2023, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) mở cửa triển lãm "Đây không phải giấc mơ" - lần đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu gần 100 tác phẩm kinh điển phiên bản số của hai đại danh hoạ Rene Magritte và Frida Kahlo.

Triển lãm "ĐÂY KHÔNG PHẢI GIẤC MƠ" là hành trình theo hai nghệ sĩ Siêu thực để tìm ra điểm tương đồng cũng như khác biệt, để nhìn nhận những hiện thực ẩn giấu sau hiện thực, những hiện thực không phải là giấc mơ. Rene Magritte (người Bỉ, 1898-1967) và Frida Kahlo (người Mexico, 1907-1954) được xem như hai thái cực dương và âm của trường phái siêu thực. Nếu như Frida Kahlo - người luôn vẽ hiện thực của chính mình thì Rene Magritte lại vẽ hiện thực của mọi người - với một biến tấu được xoắn vặn ở đâu đó. 

VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo - Ảnh 1.

Tác phẩm Không đề – 1951 (Tĩnh vật với vẹt và hoa quả) (Untitled (Still life with parrot and fruit)) của Frida Kahlo

VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo - Ảnh 2.

Tác phẩm Không dành cho việc tái sản xuất (Not to Be Reproduced) của René Magritte năm 1937

Các tác phẩm của Rene Magritte, từ những bức tranh tường, bìa tạp chí, tới những tác phẩm kinh điển, tất cả đều hướng tới đối tượng khán giả. Để tương tác với khán giả, Rene Magritte hứng thú với việc tạo ra những câu đố, những ẩn số, những hình ảnh đánh lừa thị giác. Ông muốn vẽ điều không thể như một hình thức thể hiện hiện thực, từ đó thoát khỏi những sự ngẫu nhiên và trùng hợp, điều này đi ngược lại so với trào lưu của các họa sĩ siêu thực đương thời.

VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo - Ảnh 3.

Ngọn lửa của Rene Magritte năm 1943

VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo - Ảnh 4.

Tác phẩm Lý tính thuần khiết (The pure reason) của Rene Magritte năm 1948

Trái lại, các tác phẩm của Frida Kahlo đều có góc nhìn nội tâm. Bà sáng tác vì bản thân, cho chính bà, với những hình ảnh trước tiên và trên hết là để khám phá nhân dạng của mình. Như bức "Hai Frida" được vẽ năm 1939, Frida Kahlo tìm đến hội hoạ như một cách tìm hiểu "hiện thực của cơ thể và nhận thức về hiện thực đó, trong nhiều trường hợp hiện thực tan thành một song song khác, một thực tại vẻ ngoài đối chọi với nhận thức bên trong về thực tại đó, hoặc hai bản thể, một người được yêu thương, người kia thì không" (Chadwick, 1991).

VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo - Ảnh 5.

Tác phẩm Chữ ký trống (The blank signature) của Rene Magritte năm 1965

Khác biệt rõ ràng nổi bật trong các tác phẩm tương ứng của hai nghệ sĩ này là Rene Magritte nổi tiếng vì hầu như làm mọi cách để tránh lộ mặt, ông sử dụng táo, chim, hoa, vải để che mặt và thường xuyên hơn là các nhân vật nam với gương mặt quay về phía sau. Ngược lại, Frida Kahlo soi gương rất lâu, đối mặt với nỗi đau của mình và bộc lộ tất cả với chúng ta, với hơn một phần ba bức tranh của bà là chân dung tự họa.

VCCA tổ chức triển lãm số các tác phẩm kinh điển của Rene Magritte và Frida Kahlo - Ảnh 6.

Tác phẩm Trang trống (The blank page) của Rene Magritte năm 1967

"Mọi thứ chúng ta nhìn thấy đều ẩn chứa một điều khác, chúng ta luôn muốn nhìn thấy những gì bị che giấu bởi những gì chúng ta nhìn thấy. Có một mối quan tâm đến những gì bị ẩn giấu và những gì hữu hình không cho chúng ta thấy. Mối quan tâm này có thể ở dạng cảm giác khá mãnh liệt, có thể nói như một loại xung đột, giữa cái nhìn thấy được ẩn giấu và cái nhìn thấy được hiện tại." (Torczyner, 1979). 

Triển lãm "Đây không phải giấc mơ" mở cửa tự do từ ngày 12/01/2022 tới hết ngày 12/03/2021 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Vincom Mega Mall Royal City, Hà Nội.

Trong thời gian diễn ra triển lãm, VCCA cũng sẽ tổ chức tour nghệ thuật xoay quanh câu chuyện sáng tác và ý nghĩa chủ đề của các tác phẩm, đem đến cho công chúng những trải nghiệm nghệ thuật sâu sắc.

PTTT

Link gốc: TTVH