Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986

Phần 1 của loạt phim truyền hình Tây Du Ký dài 25 tập hiện vẫn là chuyển thể truyền hình được đánh giá cao bậc nhất. Song đáng ngạc nhiên là đạo diễn Dương Khiết không xem phim trong suốt 10 năm sau khi phát sóng và coi quá trình quay phim là "bi kịch".

Vào năm 2011 khi trả lời phỏng vấn trong một chương trình truyền hình, nữ đạo diễn Dương Khiết khiến khán giả kinh ngạc khi nói:

"Tôi không thấy vẻ vang về Tây Du Ký. Bộ phim chính là nỗi đau đớn mãi trong lòng của tôi.

10 năm sau khi phim phát sóng lần đầu, tôi không xem, bật tivi thấy Tây Du Ký là tôi chuyển kênh. Tôi không biết nên nói thế nào bởi trong quá trình làm phim đã xảy ra những việc không vui".

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 1.

Nữ đạo diễn Dương Khiết

Sau này ngươi ta mới biết được rằng phía sau thành công vang dội của Tây Du Ký là rất nhiều nỗi khổ tâm mà nữ đạo diễn phải trải qua.

Đoàn làm phim có hàng trăm người với hàng trăm mâu thuẫn, trong đó có cả mâu thuẫn giữa các diễn viên.

Lý do Dương Khiết quyết định nhận làm phim là hồi năm 1978, phiên bản tiếng Nhật của Tây Du Ký lên sóng CCTV và ngay lập tức vấp phải rất nhiều lời chỉ trích.

Nguyên nhân là vì phiên bản Tây Du Ký này không giống nguyên tác của Ngô Thừa Ân một chút nào. Vì vậy nó đã bị dừng lại chỉ sau 3 tập được phát sóng.

Thế nên, khi được lãnh đạo CCTV hỏi có thể làm một phiên bản hay hơn không đạo diễn Dương Khiết đã nhận lời vì nghĩ rằng không thể để người khác làm hỏng tác phẩm này.

Muôn vàn khó khăn, nguy hiểm rình rập

Năm 1982, Dương Khiết bắt đầu làm phim nhưng bà không thể lường trước được rằng quá trình quay phim khó hơn bà tưởng tượng rất nhiều.

Vào thời điểm đó, ngành truyền hình vẫn chưa trưởng thành, việc quay một loạt phim như Tây Du Ký là rất khó khăn.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 2.

Trước hết, chi phí sản xuất phim cần rất nhiều tiền. Thứ hai là cần đầu tư nhiều thời gian, do đó đòi hỏi diễn viên phải có tinh thần làm việc chăm chỉ và cống hiến quên mình.

Để khôi phục lại những cảnh quay trong kiệt tác lịch sử Tây Du Ký một cách tối đa, vào thời đại mà công nghệ hiệu ứng đặc biệt chưa trưởng thành, đoàn làm phim đã phải đi khắp nơi, tìm bối cảnh quay và tìm từng diễn viên một.

Chưa kể phải qay phim trong những thời tiết khắc nghiệt. Có thời điểm vào mùa Hè nắng nóng 40 độ, các diễn viên phải mặc rất nhiều quần áo để quay.

Riêng Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa) phải chịu đựng lớp hoá trang cùng phụ kiện nặng đến 5kg.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 3.

Còn vào mùa Đông, mọi người trong đoàn phim không ít lần tím tái trước cái lạnh thấu da thấu thịt.

Đến cả Bạch Long Mã (chú ngựa trong phim) cũng phải quấn vải vào chân để di chuyển.

Dù đã có lớp vải buộc quấn vào bộ móng nhưng chỉ vài bước là Bạch Long Mã lại té ngã không đứng dậy được khiến mọi người lo lắng.

Đó là chưa kể việc đạo diễn Dương Khiết suýt rơi xuống vách đá ở Trương Gia Giới khi đang chọn cảnh quay.

Hay nhiếp ảnh gia theo đoàn làm phim Tây Du Ký suýt bị ngựa dẫm chết và Tôn Ngộ Không Lục Tiểu Linh Đồng suýt chết cháy trong cuộc chiến chống lại Hồng Hài Nhi.

Không riêng gì Tôn Ngộ Không mà ngay cả Trư Bát Giới cũng gặp nguy hiểm khi quay cảnh lửa cháy lớn khiến nam diễn viên Mã Đức Hoa suýt bị bỏng.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 4.

Nguy hiểm nữa là có rất nhiều cảnh quay mà cả đoàn làm phim phải thực hiện trên không với cáp treo.

Vì không có diễn viên đóng thế nên diễn viên chính sẽ phải liên tục thực hiện các cảnh quay bay lượn trên không mà không có bất kỳ sự bảo hộ nào.

Do phải tiết kiệm kinh phí tối đa, dây cáp thường được sử dụng lại nhiều lần, dẫn đến tình cảnh cáp đứt bất thình lình diễn ra khá thường xuyên trên phim trường.

Chẳng hạn như khi đang quay Sa Tăng Diêm Hoài Lễ treo người trên không thì cáp bị đứt.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 5.

Lục Tiểu Linh Đồng đóng Tôn Ngộ Không

Cả người diễn viên này nặng đến 85kg, đè phải vào người quay phim Vương Sùng Thu khiến ông bị ngất.

Kinh phí eo hẹp

Bên cạnh những cảnh quay nguy hiểm, đời sống của diễn viên tham gia Tây Du Ký giai đoạn đó cũng rất khó khăn.

Chỉ tiêu cho mỗi bữa ăn của từng người chỉ vỏn vẹn có 5 xu. Khi có các cảnh quay ở những thành phố lớn, mỗi suất ăn của diễn viên cũng chỉ được nâng lên 2 tệ.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 6.

4 thầy trò Đường Tăng và đạo diễn Dương Khiết

Vấn đề quản lý tiền bạc trong quá trình làm phim đặc biệt quan trọng. Tất cả chi tiêu đều được yêu cầu trình bày rõ ràng.

Đạo diễn Dương Khiết nhiều lần mâu thuẫn với chủ nhiệm sản xuất. Cách suy nghĩ vấn đề của các chủ nhiệm không giống của đạo diễn.

Dương Khiết yêu cầu cao cả về nội dung và nghệ thuật, bà không muốn vì tiết kiệm tiền mà ảnh hưởng đến chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.

Trong khi đó chủ nhiệm sản xuất chủ trương tiết kiệm triệt để. Cãi nhau lên xuống, lãnh đạo CCTV quyết định để Dương Khiết kiêm luôn công việc chịu trách nhiệm sản xuất.

Chưa kể, bị lãnh đạo nghi ngờ về năng lực cũng là một nỗi đau khổ của đạo diễn Dương Khiết  nhưng bà đã rắn rỏi vượt qua và khẳng định mình qua sản phẩm.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 7.

Bằng chứng là 11 tập phim được thực hiện trong giai đoạn đầu đạt thành công rất lớn, đạt tỷ suất người xem là 89,4%.

Nhưng niềm vui không kéo dài khi CCTV tuyên bố không thể đầu tư thêm cho dự án, rằng để sản xuất được 11 tập phim lên sóng, đoàn đã tiêu hết 3 triệu tệ.

Ở thời điểm năm 1987, đó là một số tiền rất lớn, đài lại đang gặp khó khăn về vốn, không thể đầu tư thêm cho dự án.

Nữ đạo diễn thực sự vừa buồn vừa tức giận trước quyết định này nhưng không làm gì được và bà thấy chỉ có thể tìm kiếm nguồn tài chính khác thì mới có thể tiếp tục àm phim. Rất may là cuối cùng nhà sản xuất Lý Hồng Xương tài trợ cho họ tiếp tục quay.

3 diễn viên đóng Đường Tăng

Khi xem phim Tây Du Ký, nhiều khán giả không hiểu sao nhân vật Đường Tăng lại có tới 3 diễn viên đóng, lần lượt là Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thủy, và đến sau này thắc mắc đó mới được giải đáp.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 9.

Từ trái sang: Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thuỷ

Trước hết hãy nói về Uông Việt. Năm đó, đạo diễn Dương Khiết đến Học viện Điện ảnh Bắc Kinh để tìm diễn viên.

Chẳng bao lâu, anh chàng đẹp trai Uông Việt đã thu hút sự chú ý của nữ đạo diễn và ngay lập tức anh được chọn là cho vai Đường Tăng.

Sau khi được chọn, Uông Việt dù lần đầu tiên đóng phim nhưng đã tỏ ra rất nghiêm túc.

Để có thể hóa thân thành nhà sư, Uông Việt đến chùa để trải nghiệm cuộc sống theo yêu cầu của đạo diễn, để thực sự cảm nhận được cuộc sống của một nhà sư, và vì lý do này anh đã cạo trọc đầu.

Nhưng chỉ trong vòng hai ngày, Uông Việt thấy cuộc sống tu hành quá nhàm chán, đồ ăn lại đơn giản khiến anh nghĩ đến việc rút lui.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 10.

Uông Việt trong chân dung Đường Tăng

Uông Việt lập tức nói với Dương Khiết nhưng nữ đạo diễn động viên anh tiếp tục.

Vốn tưởng rằng Uông Việt dần dần sẽ quen, nhưng không ngờ Dương Khiết lại nhìn nhầm người.

Khi quay vài tập, Uông Việt đã nói với đạo diễn: "Tôi không muốn quay nữa. Tôi nhận được lời mời đóng phim và họ trả thù lao cao".

Uông Việt bỏ vai khiến cho tiến độ của Tây Du Ký bị gián đoạn. Dương Khiết  không còn cách nào khác là tiếp tục tìm kiếm diễn viên ở nhiều trường cao đẳng và đại học khác nhau, nhưng sau khi tìm kiếm rất lâu vẫn không có ứng viên phù hợp.

Lúc này, Dương Khiết nhận ra Từ Thiếu Hoa - vốn được chọn đóng vai "Tiểu Bạch Long" – có thể phù hợp cho vai Đường Tăng.

Từ Thiếu Hoa trông trắng trẻo và thư sinh, rất phù hợp với làn da mỏng manh và mềm mại của nhà sư đời Đường.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 11.

Từ Thiếu Hoa

Bằng cách này, Từ Thiếu Hoa (Đường Tăng thứ hai trong phim) – đã hóa thân thành nhà sư. Nhưng rồi sau 9 tập Từ Thiếu Hoa buộc phải bỏ vai vì phải quay lại trường học.

Khi đạo diễn Dương Khiết tìm kiếm diễn viên thứ 3 để đóng Đường Tăng thì bà được một đạo diễn khác tiến cử nam diễn viên Trì Trọng Thuỷ.

Dương Khiết vội vàng liên lạc với Trì Trọng Thủy - lúc đó đã là một diễn viên kịch – đề nghị anh đến thử vai ngay tại chỗ và cuối cùng anh đã được chọn.

Rốt cuộc, Trì Trọng Thủy hoàn thành vai diễn Đường Tăng trong 10 tập cuối. Kỹ năng diễn xuất của anh khiến Dương Khiết biết lần này bà không chọn nhầm người.

Dù mệt mỏi trên mọi nẻo đường nhưng Trì Trọng Thủy vẫn kiên trì dẫn dắt các đồ đệ của mình đi lấy kinh.

(Bài đăng cuối tuần) Chuyện bi hài đằng sau thành công của loạt phim 'Tây Du Ký' 1986 - Ảnh 12.

Trì Trọng Thuỷ

Năm 1988, 25 tập phim của phần 1 đã được phát sóng trọn bộ và có thể nói, khung cảnh trong Tây Du Ký vô cùng chân thực. 

Dù thời gian có trôi qua bao lâu đi chăng nữa, những cảnh được quay bằng tâm huyết luôn đi sâu vào tâm trí của bát cứ khán giả thuộc thế hệ nào.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2014, phiên bản phim này đã được chiếu lại hơn 3.000 lần trên kênh truyền hình tại Trung Quốc.

Tại Việt Nam, bộ phim được trình chiếu từ đầu những năm 1990 và cho tới nay vẫn được phát trên nhiều kênh truyền hình khác nhau.

Việt Lâm (tổng hợp)

Link gốc: TTVH