Con đường trở thành cao thủ của Hoàng Phi Hồng, Diệp Vấn và Hoắc Nguyên Giáp
Đã có nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình làm về cuộc đời cũng như sự nghiệp của các cao thủ võ thuật cuối đời nhà Thanh là Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp hay Diệp Vấn. Song câu chuyện họ đến với kung fu ra sao hay thói quen tập võ cũng như khả năng chịu đòn của mỗi người thì không phải người hâm mộ nào cũng biết.
Hay loại võ thuật nào có khả năng thực hành mạnh nhất trong số các phái Hổ hạc song hình quyền, Mê tung quyền và Vịnh xuân mà những cao thủ này là người đại diện?
Giờ cùng nhìn lại những "bước đi" của từng cao thủ và họ đã tạo được dấu ấn trong nền võ thuật như thế nào.
1. Lý do đến với võ thuật
5 tuổi Hoàng Phi Hồng (1847-1924) đã học Hồng gia quyền. Ông thường theo cha trong những chuyến đi từ Phật Sơn đến Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, để biểu diễn võ thuật và bán thuốc rong trên đường.
13 tuổi ông học Thiết tuyến quyền. Sau đó, ông đã học thêm nhiều danh sư các môn võ khác nhau, do đó tài nghệ của ông còn hơn cả cha mình.
Đương thời có người lớn thách đấu, Hoàng Phi Hồng đã sử dụng côn pháp để chiến thắng, nhờ thế nổi tiếng khắp nơi.
Tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng bao gồm Hổ hạc song hình quyền, Thiết tuyến quyền, Cung tự phục hổ quyền, Vô Ảnh cước, Tử mẫu đao, Đơn song hổ trảo, Tứ lượng tiêu long côn, Song phi đà, La Hán bào.
Bên cạnh sự nghiệp võ thuật lẫy lừng, Hoàng Phi Hồng còn là một danh y, sở hữu Phòng khám Y tế Bảo Chi Lâm chuyên bán thảo dược trị thương.
Từ cuối năm 1940 đến nay, đặc khu Hong Kong đã thực hiện hàng trăm bộ phim điện ảnh và phim truyền hình về Hoàng Phi Hồng khiến tên tuổi nhà võ thuật yêu nước này trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp khán giả.
Sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, các tác phẩm về Hoàng Phi Hồng được người dân chào đón nhiệt liệt.
Đề tài Hoàng Phi Hồng thực sự trở thành cơn sốt. Cuộc đời Hoàng Phi Hồng cùng với võ công siêu việt và đức độ trong sáng của ông đã thật sự chinh phục những người mê võ thuật.
Sau khi nói về Hoàng Phi Hồng, cùng nhìn vào Diệp Vấn. Xét về gia đình, Diệp Vấn chắc chắn là người vượt trội nhất trong ba người.
Ông sinh năm 1893 trong một gia đình giàu có ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Diệp Vấn có sức khỏe yếu nên gia đình đã cho ông theo học võ thuật.
Ngay từ năm lên 7, ông theo học bậc thầy Vịnh Xuân là Trần Hoa Thuận. Từ lúc nhận đồ đệ, võ sư Trần Hoa Thuận đã nhận ra tài năng tiềm ẩn trong Diệp Vấn.
Ông tin rằng thể trạng thấp bé của Diệp Vấn rất phù hợp để học Vịnh Xuân bởi đặc trưng của bộ môn võ thuật này là phương thức nhẹ nhàng và không cần dùng nhiều lực, ngay cả phụ nữ cũng có thể tự tập luyện.
Năm 16 tuổi, Diệp Vấn rời đại lục sang đặc khu Hong Kong học trung học. Trong ký ức của Diệp Vấn, khi ấy ông là học sinh hiếu động, tự phụ và hay gây gổ với các bạn học người Âu ở ngôi trường dành riêng cho con nhà giàu.
Năm 24 tuổi, Diệp Vấn đã tinh thông Vịnh Xuân, trở về quê nhà Phật Sơn và làm sĩ quan cảnh sát.
Trong vòng hơn 20 năm từ 1914 đến 1937, Diệp Vấn trở nên nổi danh sau hàng loạt cuộc thư hùng võ thuật. Trong các trận so găng, Diệp Vấn nhỏ con thường chiến thắng nhờ giỏi võ.
Diệp Vấn được xem là người có công lớn trong việc hình thành và quảng bá môn phái Vịnh Xuân quyền ở đặc khu Hong Kong.
Diệp Vấn tập võ nhiều để rèn luyện thể chất và thuần túy là sở thích. Ông thường xuyên học hỏi, cải tiến và hệ thống một cách khoa học các kỹ thuật của Vịnh Xuân.
Ngay trong phương pháp giảng dạy, ông cũng tùy theo khí chất riêng của từng đệ tử để truyền dạy, nguyên tắc chung nhất, nhưng chi tiết có những dị biệt để phù hợp từng người.
Đây cũng chính là lý do vì sao các hệ phái Vịnh Xuân Hong Kong tuy cùng một thầy nhưng vẫn khác nhau về phương pháp tập luyện.
Năm 1967, Diệp Vấn cùng các đại đệ tử của mình thành lập Hội Thể dục Vịnh Xuân quyền Hong Kong.
Đệ tử sau đó của ông có một con số kỉ lục: 2 triệu người, trong đó có Lý Tiểu Long.
Còn Hoắc Nguyên Giáp sinh năm 1868 tại huyện Tĩnh Hải, Thiên Tân, là người con thứ 4 trong 10 người con của một gia đình nghèo tại Tảo Viên lý.
Mặc dù sinh ra trong một gia đình có truyền thống võ nghệ - cha ông từng mở võ đường cho con em trong làng, truyền dạy Mê Tung quyền - nhưng từ thuở ấu niên Hoắc Nguyên Giáp thân thể yếu nhược, bệnh tật liên miên.
Điều này có thể đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ ngắn ngủi của ông sau này (ông qua đời năm 42 tuổi do mắc nhiều bệnh).
Mặc dù vậy, bản tính đam mê võ thuật, Hoắc Nguyên Giáp vẫn thường xuyên bí mật theo dõi các buổi dạy của cha mình và kiên trì khổ luyện một mình, bất chấp thể tạng bệnh tật đau yếu.
Hoắc Nguyên Giáp được mệnh danh là huyền thoại của võ thuật Trung Hoa. Với tinh thần chính nghĩa và võ công cao cường, ông đã nhiều lần đánh bại các võ sĩ ngoại quốc khác để đem vinh quang về cho dân tộc mình.
Đã có rất nhiều bộ phim tái hiện lại hình ảnh Hoắc Nguyên Giáp trên màn ảnh, nhưng theo nhiều người võ công thực sự của ông còn lợi hại hơn nhiều.
Trong chiến đấu, Hoàng Phi Hồng hiếm khi gặp nạn, ông tập trung vào tấn công và biết cách né tránh để tránh đòn tấn công của đối thủ.
Trong khi đó, cả Hoắc Nguyên Giáp và Diệp Vấn cũng đều có kinh nghiệm chiến đấu thực sự, điều này cũng tạo cơ sở quan trọng cho khả năng chống chọi của họ.
3. Phong cách đánh võ
Ba người họ cũng là những người chơi kỹ thuật. Cha của Hoàng Phi Hồng là Hoàng Kỳ Anh nổi danh là một trong Quảng Đông thập hổ, truyền nhân đời thứ tư của Hồng gia quyền.
Dưới sự hướng dẫn của cha, Hoàng Phi Hồng đã học được bản chất của Hổ hạc song hình quyền.
Cách đánh của Hổ hạc song hình quyền là vừa tấn công vừa phòng thủ. Tay ngắn khéo léo chịu trách nhiệm cho sự chính xác và thay đổi, trong khi tay dài chịu trách nhiệm cho việc tách, treo, mở và đóng.
Phong cách chiến đấu của phái võ này giống như hổ từ trên núi xuống với sức mạnh hung hãn nhưng cũng giống hạc, uyển chuyển và tao nhã.
Ngoài ra, Hoàng Phi Hồng còn sở hữu nhiều kỹ năng kung fu đa dạng.
Mê tung quyền của Hoắc Nguyên Giáp chú ý nhiều hơn đến sự nhẹ nhàng, uyển chuyển của các chiêu thức.
Mê Tung quyền là sự kết hợp hoàn hảo những đỉnh cao công phu của võ Thiếu Lâm và Võ Đang phái, giữa nhu và cương, vừa nhàn nhã nhẹ nhàng, khi mau lẹ dứt khoát, cứ thế biến đổi không ngừng làm cho đối thủ khó lòng trở tay kịp.
"Mê" có nghĩa là "biến ảo", "tung" nghĩa là dấu vết hoặc dấu chân, nên Mê Tung quyền có thể tạm hiểu là "những bước chân kỳ ảo".
Trong khi đó, Hồng gia quyền chủ yếu tấn công từ phía trên, trong khi Mê tung quyền chú ý nhiều hơn đến động tác bằng chân.
Ở một góc độ nhất định, Mê tung quyền phù hợp hơn với những địa điểm rộng rãi và thoáng đãng.
Còn Vịnh Xuân của Diệp Vấn chú ý nhiều hơn đến kỹ năng và sự tiến tới từ đường giữa của đối thủ.
Khác với Mê tung quyền chú trọng vào động tác chân, sự cơ động và khó sử dụng ở những địa điểm nhỏ, Vịnh Xuân quyền thích hợp sử dụng ở những khu vực chật hẹp.
Vì các bước di chuyển nhanh, chính xác và tinh tế nên nó cũng đòi hỏi phản ứng và sự tu luyện của người chơi.
Vì vậy, các trường phái võ thuật do Diệp Vấn, Hoàng Phi Hồng và Hoắc Nguyên Giáp cho thấy có những yêu cầu tu luyện khác nhau.