Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng

Ngày 20/11 hằng năm đã trở thành ngày hội của các thầy cô giáo, là ngày để toàn xã hội thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tôn vinh sự học; tri ân, biết ơn tấm lòng, sự hy sinh và mọi cống hiến thầm lặng, không mệt mỏi của các thầy giáo, cô giáo - "những người đưa đò thầm lặng" của bao thế hệ. 

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 1.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, cựu học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) với nhà giáo Lê Đức Giảng, nguyên Bí thư Chi bộ, Giáo viên chủ nhiệm lớp 10B - Trường Nguyễn Gia Thiều gần 60 năm về trước (2020)

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói chuyện với giáo viên Trường THPT chuyên Tuyên Quang tại Lễ khởi công dự án xây dựng trường (2023)

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 3.

Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh mỗi nhà trường gặp gỡ, giao lưu, ôn lại truyền thống, cũng là dịp để xã hội tri ân công lao to lớn của của các nhà giáo đã không quản ngại khó khăn, ngày đêm vun đắp cho sự nghiệp trồng người

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 4.

Tặng cô giáo những bó hoa tươi thắm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 5.

Niềm vui của cô giáo trường Tiểu học Gia Quất, quận Long Biên (Hà Nội) đón học sinh lớp 1 nhập trường

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 6.

Lễ tuyên dương, trao tặng Giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ III cho 100 nhà giáo trẻ tiêu biểu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu; có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn, Hội (2022)

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 7.

Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng cô giáo Hoàng Thị Vỵ (người dân tộc Cao Lan ở thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn tiếp tục dạy chữ và hỗ trợ chăm sóc trẻ bị khuyết tật

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 8.

Hơn 26 năm làm công tác giảng dạy tại các trường Tiểu học Trường Yên và Đông Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), cô giáo Lê Thị Hòa luôn tâm huyết với công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liên tục là giáo viên giỏi, Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp. Năm 2002, cô giáo Hòa mở lớp dạy cho các trẻ khuyết tật không có khả năng đến trường tại nhà; đồng thời tham gia các hoạt động từ thiện giúp học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập

Mãi khắc ghi công ơn thầy cô - những người 'đưa đò' thầm lặng - Ảnh 9.

Cô giáo Đinh Thị Thủy, người dành trọn tình thương cho lớp học của trẻ mồ côi, bị cha mẹ bỏ rơi, mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS tại Trung tâm Chữa bệnh giáo dục lao động xã hội số 2 (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội)

Ảnh: TXVN

Link gốc: TTVH