AI giải mã nội dung cuộn giấy trong vụ phun trào núi lửa Vesuvius vào năm 79
Cuộn giấy Herculaneum nổi tiếng - giấy cói cháy đen (papyrus) được tìm thấy sau khi bị chôn vùi sau vụ phun trào núi Vesuvius vào năm 79 - đã được giải mã bằng trí tuệ nhân tạo (AI).
Thành tích này đã đạt được bởi nhóm học sinh tham gia "Thử thách Vesuvius", trong đó sử dụng thuật toán để quét hiện vật lẽ ra sẽ bị phá hủy nếu không có bàn tay con người "cứu giúp".
Nhóm sinh viên này đã giải mã được hơn 2.000 từ "chưa từng thấy" trên các cuộn papyrus.
Trong đó đề cập đến nguồn gốc của niềm vui, chẳng hạn như âm nhạc, hương vị của nụ bạch hoa và màu tím.
Nhóm sinh viên này gồm 3 người đến từ Ai Cập, Thụy Sĩ và Mỹ. Họ cùng chia sẻ giải thưởng lớn trị giá 700.000 USD khi khám phá hàng trăm từ trên hơn 15 cột văn bản, tương ứng với khoảng 5% của toàn bộ cuộn giấy.
"Thử thách Vesuvius" được phát động vào tháng 3/2023 bởi Brent Seales - một nhà khoa học máy tính tại Đại học Kentucky và những người ủng hộ Thung lũng Silicon.
Vào thời điểm đó, Seales đã phát hành hàng nghìn hình ảnh 3D của hai cuộn giấy cuộn lại, cũng như một chương trình AI đã được đào tạo để đọc các chữ cái trong vết mực để lại.
Ngay sau đó, Luke Farritor từ Nebraska và Youssef Nader từ Ai Cập đã độc lập tiết lộ cùng một từ ẩn giấu trong lòng bản thảo được niêm phong – "πορφύραc" - nghĩa là thuốc nhuộm màu tím hoặc quần áo màu tím.
Và 2 sinh viên này đã chia sẻ giải thưởng trị giá 40.000 USD.
Tuy nhiên, thông báo hôm mùng 5/2 đã tiết lộ những người đoạt giải thưởng lớn, bao gồm Nadaer, Farritor và bên cạnh đó còn có Julian Schilliger - một sinh viên chế tạo robot người Thụy Sĩ tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Zurich.
Vụ phun trào của núi Vesuvius vào năm 79 sau Công Nguyên đã phá hủy các khu định cư ở Pompeii, Herculaneum, Torre Annunziata và Stabiae, khiến hàng nghìn chết người trong quá trình này.
Bên cạnh đó, hàng trăm văn bản từ thư viện Herculaneum cũng bị chôn vùi và bị cacbon hóa bởi tro và khí đang bốc khói.
Những cuộn giấy papyrus cháy thành than tái xuất hiện vào năm 1752 tại một biệt thự gần Vịnh Naples.
Đây là nơi từng được cho là của bố vợ vị tướng La Mã Julius Caesar, nhưng nội dung của chúng vẫn là một bí ẩn vì các nhà khoa học cho rằng chúng quá mỏng manh để có thể mở ra.
Theo Nature, chương trình AI đã được đào tạo để đọc mực trên cả bề mặt và lớp ẩn của các cuộn giấy chưa mở.
Chủ đề chung của văn bản là niềm vui, được hiểu một cách chính xác, là điều tốt đẹp nhất trong triết học Epicurean.
Tác giả của văn bản Hy Lạp cổ đại được cho là Philodemus - triết gia sống trong biệt thự nơi cuộn giấy được tìm thấy.
Trong hai đoạn trích từ hai cột liên tiếp của cuộn giấy, tác giả đã chia sẻ mối quan tâm của họ về việc liệu sự sẵn có của hàng hóa, chẳng hạn như thực phẩm, có thể ảnh hưởng đến niềm vui mà chúng mang lại hay không và như thế nào.
Văn bản Hy Lạp cổ viết: "Cũng như trong trường hợp thực phẩm, chúng ta không ngay lập tức tin rằng những thứ khan hiếm sẽ dễ chịu hơn những thứ dồi dào.
Tuy nhiên, liệu chúng ta có dễ dàng sống mà không có những thứ dồi dào một cách tự nhiên không? Những câu hỏi như vậy sẽ được xem xét thường xuyên".
Theo Youssef: "Đó là một hành trình vô cùng bổ ích. Chúng tôi làm việc khoảng 20 giờ một ngày. Chúng tôi mải mê làm việc đến mức không để ý đến cả ngày bắt đầu và kết thúc".
Còn theo Fowler: "Văn bản mang phong cách đặc trưng của Philodemus. Tôi nghĩ ông đang đặt câu hỏi: nguồn gốc của niềm vui trong sự kết hợp của nhiều thứ là gì? Nó là yếu tố thống trị, là yếu tố khan hiếm hay nó là sự pha trộn?".
Trong phần kết thúc của văn bản, Philodemus đã nói về những người "không có gì để nói về niềm vui, nói chung hay nói riêng".
"Thử thách Vesuvius" được tiếp tục trong năm nay với mục tiêu đọc được 85% cuộn giấy và đặt nền móng cho việc đọc tất cả những thứ đã được khai quật.