Chụp X-quang tiết lộ bí mật mới về Mona Lisa
Theo phân tích tia X mới của các nhà hóa học ở Anh và Pháp, Leonardo da Vinci đã sử dụng một hợp chất màu vàng mật ong cho thử nghiệm mới của mình khi tạo lớp phủ cho bức Mona Lisa nổi tiếng của mình.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "nhiễu xạ tia X synchrotron" để nghiên cứu cấu trúc phân tử của một đốm nhỏ trong tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của Da Vinci.
Những gì họ tìm thấy là một dấu hiệu hóa học riêng biệt dưới bề mặt - dường như là mới cho bức Mona Lisa của ông - một loại sơn dầu nền mà họ tin rằng Da Vinci đã chế tạo bằng bột oxit chì màu cam và có thể là dầu hạt lanh hoặc quả óc chó.
Cải tiến này, hiện được gọi là "plumbonacrite", sau này được các danh họa Hà Lan áp dụng vào thế kỷ 17 và được các nhà sản xuất ô tô sử dụng làm chất bảo quản màu ngày nay, để giữ cho những chiếc xe thể thao màu đỏ và cam trông luôn sáng.
Hợp chất quý hiếm, Plumbonacrite, được phát hiện trên lớp đầu tiên trong kiệt tác của Leonardo da Vinci, ngay phía trên lớp gỗ cây dương.
Tác giả chính của nghiên cứu mới - Victor Gonzalez, nhà hóa học tại Trung tâm quốc gia de la recherche scientifique (CNRS) - cơ quan nghiên cứu hàng đầu của Pháp, cho biết:
"Da Vinci là người thích thử nghiệm. Mỗi bức tranh của ông đều có kỹ thuật hoàn toàn khác nhau".
Các nhà khoa học và nhà sử học nghệ thuật lập luận rằng bức chân dung đột phá về người phụ nữ có nụ cười bí ẩn của da Vinci vẫn còn nhiều bí mật cần được giải mã.
Gonzalez nói với Associated: "Thật thú vị khi thấy rằng thực sự có một kỹ thuật cụ thể cho lớp nền của Mona Lisa.
Theo Gonzalez, phát hiện này lần đầu tiên đã xác nhận điều mà các nhà sử học nghệ thuật từ lâu chỉ đưa ra giả thuyết: rằng Leonardo da Vinci rất có thể đã sử dụng bột oxit chì để làm dày và giúp làm khô lớp sơn dầu khi ông bắt đầu vẽ bức chân dung.
Gonzalez đã nghiên cứu thành phần hóa học trong hàng chục tác phẩm của da Vinci, cũng như của họa sĩ người Hà Lan Rembrandt và các nghệ sĩ khác.
Nghiên cứu của nhóm ông đã được công bố vào hôm 11/10 trên Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.
Công trình của họ cho thấy rằng bậc thầy nổi tiếng thời Phục hưng ưa tò mò, uyên bác và sáng tạo có thể đã có tâm trạng đặc biệt với thử nghiệm này khi ông bắt đầu thực hiện bức Mona Lisa vào đầu thế kỷ 16.
Nhưng mảnh sơn dầu này từ lớp nền của Mona Lisa mà Gonzalez đã phân tích, hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường - không lớn hơn đường kính của một sợi tóc người.
Mẫu hóa chất của nhóm ông được lấy từ mép trên bên phải của bức tranh.
Các nhà khoa học đã quan sát cấu trúc nguyên tử của nó bằng cách sử dụng tia X trong synchrotron - một cỗ máy lớn giúp tăng tốc các hạt lên gần bằng tốc độ ánh sáng. Qua đó cho phép họ làm sáng tỏ cấu tạo hóa học của hạt bụi.
Plumbonacrite là sản phẩm phụ của oxit chì, cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định chắc chắn hơn rằng Leonardo có thể đã sử dụng bột này trong công thức sử dụng màu vẽ của mình.
Gonzalez nói: "Plumbonacrite thực sự là dấu ấn trong công thức của danh họa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự có thể xác nhận nó về mặt hóa học.
Những gì bạn sẽ thu được là một loại dầu có màu vàng rất đẹp. Nó chảy giống mật ong hơn".
Carmen Bambach, người phụ trách và chuyên gia về nghệ thuật Italy tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan của New York, tuy không tham gia vào nghiên cứu nhưng đã gọi nghiên cứu này là "rất thú vị".
Bambach cho biết, bất kỳ hiểu biết mới nào đã được khoa học chứng minh về kỹ thuật vẽ tranh của Leonardo đều là "tin tức cực kỳ quan trọng đối với thế giới nghệ thuật và xã hội toàn cầu rộng lớn của chúng ta".
Bambach nói với các phóng viên: "Việc tìm thấy Plumbonacrite trong bức tranh Mona Lisa chứng tỏ 'tinh thần thử nghiệm đam mê và không ngừng nghỉ của Leonardo với tư cách là một họa sĩ. Đó là điều khiến ông trở nên vượt thời gian và hiện đại".
Theo một số ước tính, khoảng 7,5 triệu du khách đổ về Paris để tham quan bảo tàng Louvre mỗi năm, nghĩa là có khoảng 30.000 người mỗi ngày đến thăm Mona Lisa.