'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người

Ngày 13/10 tới đây, bộ phim phim điện ảnh của đạo diễn Lương Đình Dũng mang tên Thành phố ngủ gật (Drowsy City) sẽ chính thức được công chiếu đến khán giả toàn quốc.

Kịch bản Thành phố ngủ gật do chính đạo diễn Lương Đình Dũng viết từ cách đây hơn chục năm. Nhân vật chính của bộ phim 25 tuổi, sống trong một khu nhà gần như bị bỏ hoang và hàng ngày đi mổ gà thuê. Cuộc sống cứ như vậy diễn ra cho đến một ngày xuất hiện ba gã đàn ông không rõ danh tính đến lẩn trốn ở một căn phòng cùng với khu nhà, thêm một cô gái xuất hiện. Mọi bất thường xảy ra, nó bắt đầu xuất hiện ngoài tầm kiểm soát của các nhân vật và của chính tác giả…

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 1.

Poster phim "Thành phố ngủ gật"

Thuộc thể loại tâm lý tội phạm, bộ phim là những lát cắt về tâm lý, trạng thái của nhân vật cũng như hình ảnh, màu sắc được đạo diễn chăm chút kỹ lưỡng. Hình ảnh trong phim với nhiều góc máy chậm, đặc tả nhân vật chính gợi cho khán giả nhiều suy ngẫm. Mỗi góc máy, sự xuất hiện của các nhân vật, nét mặt, những cảnh trong mưa đều là những lát cắt tâm lý, liên quan chặt chẽ đến hành trình phạm tội của nhân vật chính.

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 2.

Đạo diễn Lương Đình Dũng (giữa) trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi chiếu sớm "Thành phố ngủ gật" hôm 11/10

Bộ phim khá “kiệm thoại”, nam chính cả phim chỉ có 4,5 câu thoại, tất cả sự biến chuyển trong suy nghĩ đều được thể hiện bằng ánh mắt, hành động và đặc biệt qua từng góc quay, cú cắt máy, chuyển cảnh có ý đồ nghệ thuật rõ ràng, mang nặng hàm ý ẩn dụ nghệ thuật mà có lẽ người xem phải có một sự chiêm nghiệm nhất định. 

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 3.

Xem Thành phố ngủ gật, có thể người xem sẽ tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi nhưng rất khó để tìm được câu trả lời thỏa đáng. Kiểu như: Cái ác bắt nguồn từ đâu và rốt cuộc nhân vật chính là người xấu hay người tốt? Làm sao để phân biệt được cái thiện và cái ác khi mà nhân vật chính từ một cậu trai “vô hại” sang một con người “tàn ác” chỉ trong tích tắc?

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 4.

Một cảnh trong phim "Thành phố ngủ gật"

Trong Thành phố ngủ gật, nam chính luôn nằm trong cái chậu tắm theo tư thế em bé, cho thấy anh ta là một người cô độc đang tìm kiếm chút ít ấm áp, bao bọc ở đâu đó mặc dù cái chậu lại cũng chính là dụng cụ để anh ta mổ gà hàng ngày. Giống như một kẻ mồ côi. Hay việc nam chính có một thú vui kì quặc là phóng phi tiêu vào con ma-nơ-canh gắn đầy lông gà ở góc nhà như cách thức để anh ta giải toả những khó chịu, ức chế trong người. Anh ta giết gà không ghê tay nhưng ngược lại vẫn nuôi gà và nâng niu những chú gà con. Những con gà trở thành nỗi ám ảnh của nhân vật chính, ảnh hưởng tới suy nghĩ. Vì thế, cách tra tấn của anh ta cũng cực tàn độc và mang dấu ấn của chính công việc hằng ngày của mình - mổ gà. 

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 5.

Nam chính luôn nằm trong cái chậu tắm theo tư thế em bé

Có một chi tiết không thể bỏ qua trong Thành phố ngủ gật là phim có rất nhiều cảnh mưa và tất cả đều là mưa to, mưa như trút nước. Nam chính thường thích tắm dưới mưa, bất kể là ngày hay đêm, nó giống như một sự gột rửa mà anh luôn tìm về để làm sạch lại chính bản thân. Sau mỗi lần bị tra tấn, anh ta thường tìm đến nước để vỗ về nỗi đau trong mình, nằm tắm mưa để cơ thể được tiếp xúc trực tiếp với những giọt nước rơi mạnh vào da thịt như để rửa sạch mọi đau đớn và làm anh ta tỉnh, như một cách kìm hãm cái ác đã muốn bùng lên. 

Nhưng đến cuối cùng, khi lựa chọn để cái ác chiếm lấy hành động của mình, cơn mưa cũng không còn đủ trong trẻo để giúp anh ta nữa. Hình ảnh nam chính ngửa mặt đi dưới mưa, một cơn mưa to trắng xóa trời nhưng nước rơi vào mặt cậu ta lại từ từ từ trắng chuyển dần sang đen. Đó cũng là sự xác nhận và chấp nhận rằng bản thân đã thực sự đã nhúng tràm, đôi bàn tay đã nhuốm cái ác và sự lương thiện cũng đã bị vẩn đục không thể quay đầu.

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 6.

Trong "Thành phố ngủ gật" có rất nhiều cảnh mưa và tất cả đều là mưa to, mưa như trút nước

Bên cạnh sự thể hiển của các nhân vật chính, có hai nhân vật “đặc biệt” xuất hiện với tần suất không kém cạnh mang đầy tính ẩn dụ chính là “thành phố” và những “con gà”. Thành phố lúc nào cũng ồn ào, đông đúc tấp nập nhưng những con người sống ở đó thì lại không hề có một sự liên kết nào, mọi người cô đơn trong chính thế giới riêng mình, không ai biết ai, cũng chẳng quan tâm hay thể hiện lòng đồng cảm. 

Một sự đối lập chân thực mà từ đó làm rõ nét được sự xa cách đến cùng cực trong thế giới của con người – vốn được xem là thông minh, có tri thức và đa dạng giác quan, tình cảm. 

Xuyên suốt Thành phố ngủ gật có rất nhiều góc máy trên cao nhìn xuống thành phố. Góc nhìn ấy tưởng chừng không có gì nhưng lại không hề đơn thuần, đó là góc máy của sự quan sát, của phép thử dành cho con người, như từ phía trên cao đang đặt ra câu hỏi và thử thách để mỗi người sẽ phải tự đưa ra câu trả lời bằng những hành động và lựa chọn của chính bản thân mình. 

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 8.

Về những “con gà”, chúng xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối phim. Chúng vô hại, không có khả năng tác động nhưng chúng lại chính là sự ẩn dụ cho chính con người trong phim. Con người cũng không khá hơn chúng là bao, cũng yếu đuối, dễ bị tổn thương, cũng dễ bị mắc bẫy và trói buộc. Những điều xảy đến với con gà như một sự tất yếu của chuỗi tự nhiên lại dường như báo hiệu cho những điều tương tự sẽ xảy đến với con người ở đây, do chính con người sử dụng để đối xử với đồng loại của mình.

'Thành phố ngủ gật': Phim kiệm thoại nhưng nhiều thông điệp về mối quan hệ giữa người với người - Ảnh 9.

Dãn nhãn 18+, Thành phố ngủ gật có nhiều phân đoạn “nặng nề” đối với người xem và chắc chắn sẽ tạo nên loạt phản ứng đa chiều từ khán giả. Tuy nhiên, bộ phim này không nằm hoàn toàn ở những yếu tố 18+ mà ở rất nhiều những khoảnh khắc và hình ảnh (kể cả ẩn dụ) hướng tới con người, mối quan hệ giữa con người với con người, và những điều ẩn sâu trong con người để khán giả tự chiêm nghiệm và có cho mình cảm nhận riêng. 

Sau cùng, ai là người tốt hay xấu, thiện hay ác, ai mới là kẻ đáng sợ thực sự, điều gì đã dấn lối đến thảm kịch này? Những câu hỏi được đưa ra cùng với tất cả những điều trên này sẽ khiến khán giả phải nghĩ, phải nhớ và phải ám ảnh với những gì phim để lại.

Thành phố ngủ gật chính thức khởi chiếu tại các cụm rạp vào thứ 6 ngày 13/10

Thành phố ngủ gật quy tụ một ekip làm phim chuyên nghiệp đến từ trong nước và quốc tế. Trong đó, giám đốc hình ảnh của bộ phim là nhà quay phim Thái Lan Chalermpornpanit (với các dự án phim tham dự LHP quốc tế Busan, LHP quốc tế Singapore, chiếu tại LHP Berlin…) và nhà quay phim Việt Nam Phạm Văn Khuê, nhạc sĩ Martynas Bialobžeskis (người đã có nhiều tác phẩm âm nhạc được trình diễn tại các lễ hội âm nhạc, hòa nhạc ở Latvia, Estonia, Đức, Ba Lan, Hoa Kỳ….),

PH/Ảnh: ĐLP

Link gốc: TTVH