Lý Tiểu Long đã được hóa thân như thế nào trên màn bạc
Sự ra đi đầy bất ngờ cách đây 50 năm, vào ngày 20/7/1973, của Lý Tiểu Long - biểu tượng màn bạc của thể loại võ thuật, ở tuổi 32 - đã gây chấn động khắp thế giới.
Lý Tiểu Long (Bruce Lee) đã một mình khơi dậy sự quan tâm toàn cầu đối với điện ảnh kung fu và nó càng được thúc đẩy bởi cái chết của ông và việc phát hành bộ phim đột phá của Hollywood Long tranh hổ đấu (Enter the Dragon) chỉ vài ngày sau đó.
Khi công chúng thế giới ngày càng muốn được xem nhiều phim về Lý Tiểu Long hơn, các nhà sản xuất thi nhau kiếm tiền từ danh tiếng của ông, tuyển một loạt võ sĩ chưa có tên tuổi vào những bộ phim kể về huyền thoại võ thuật.
Và thế là thể loại "Bruceploitation" (thể loại phim khai thác xuất hiện sau cái chết của ngôi sao điện ảnh võ thuật Lý Tiểu Long vào năm 1973) ra đời, mở ra những cái tên như Bruce Le, Bruce Li và Bruce Lei...
Một số bộ phim này được bán trên thị trường dưới dạng phần tiếp theo hoặc phần tiền truyện của những bộ phim ăn khách của Lý Tiểu Long.
Hà Tông Đạo (Bruce Li Ho Tsung Tao) có lẽ là người nổi bật nhất trong số những người bắt chước Lý Tiểu Long.
Hà Tông Đạo đã tham gia hàng chục bộ phim trong những năm 1970 và 1980 và hóa thân thành Lý Tiểu Long không dưới 5 lần.
Những bộ phim tiểu sử được cho là này diễn ra nhanh và lỏng lẻo với câu chuyện cuộc đời của Lý Tiểu Long, kết hợp các yếu tố từ các vai diễn trong phim của ông cũng như bỏ qua – hoặc bỏ qua hoàn toàn – các chi tiết về cuộc đời huyền thoại Lý Tiểu Long như một người Trung Quốc kiêu hãnh anh hùng.
Trong phim bán tiểu sử Lý Tiểu Long truyền kỳ (Bruce Lee: The Man, The Myth - 1976), người ta thấy ông chống lại mafiosi tại Đấu trường La Mã ở Roma trong khi quay Mãnh long quá giang (The Way of the Dragon).
Trong Vịnh xuân đại huynh (The Dragon Lives) phát hành cùng năm, phim lại nêu Lý Tiểu Long sinh ra ở Trung Quốc, chứ không phải San Francisco, chỉ đến thăm Mỹ một thời gian ngắn và cuộc hôn nhân của ông với Linda Lee Cadwell không được đề cập đến nhiều.
Trên thực tế, Lý Tiểu Long đã dành một khoảng thời gian đáng kể ở Mỹ, cố gắng dạy võ thuật và hiểu thêm về triết lý của phương Tây.
Cũng được phát hành vào năm 1976, phim Thiên hoàng há tinh (Exit the Dragon, Enter the Tiger) chọn Hà Tông Đạo vào vai cả Lý Tiểu Long và đệ tử trung thành của ông - người bắt đầu điều tra cái chết bí ẩn của sư phụ mình.
Năm 1976 cũng chứng kiến Lý Tu Hiền (Danny Lee Sau-yin) đóng vai Lý Tiểu Long cho Shaw Brothers, trong bộ phim tiểu sử giật gân Lý Tiểu Long dự ngã (Bruce Lee & I).
Bộ phim mô tả mối quan hệ của Lý Tiểu Long với nữ diễn viên Đinh Phối (Betty Ting Pei) – người xuất hiện với tư cách là chính cô trong phim.
Đây không phải là một bộ phim khai thác võ thuật mà là một nỗ lực của Đinh Phối nhằm để minh oan cho bản thân trong mắt công chúng trong bối cảnh thực tế là Lý Tiểu Long đã chết ở nhà cô.
Năm sau đó, Lương Tiểu Long đóng vai Tiểu Long trong Lý Tam cước uy thần địa ngục môn (The Dragon Lives Again) thú vị hơn nhiều.
Bộ phim theo chân Lý Tiểu Long vừa qua đời vào thế giới ngầm trong một cuộc phiêu lưu siêu nhiên giả tưởng chiến đấu với những nhân vật kỳ quái như Người đàn ông không tên của Clint Eastwood, James Bond và Dracula, qua đó dường như củng cố Lý Tiểu Long như một biểu tượng điện ảnh có tầm vóc tương đương.
Sự tôn kính siêu nhiên này đối với Lý Tiểu Long cũng được thể hiện rõ trong No Retreat, No Surrender (1985) của Nguyên Khuê (Corey Yuen Kwai).
Phim có sự tham gia của Kurt McKinney trong vai một võ sinh karate và một người cuồng Lý Tiểu Long, người được dạy dỗ từ bên ngoài ngôi mộ bởi hồn ma của chính người đàn ông vĩ đại, do võ sĩ Hàn Quốc Kim Tai Chung thủ vai.
Bộ phim này không được đánh giá cao nhưng lại là một dấu hiệu cho thấy huyền thoại của Lý Tiểu Long vẫn tồn tại, hơn một thập kỷ sau khi ông qua đời, trong một thế hệ võ sĩ đầy tham vọng hoàn toàn mới.
Con trai của Lý Tiểu Long là Lý Quốc Hào (Brandon Lee) được cân nhắc cho vai chính trong Dragon: the Bruce Lee Story, bộ phim tiểu sử đầu tiên của Hollywood về cuộc đời của cha anh nhưng Lý Quốc Hào đã từ chối vai diễn này khi thấy không thoải mái với việc thể hiện cảnh tán tỉnh của cha mẹ mình trên màn ảnh, và vai diễn này thuộc về nam diễn viên người Hawaii gốc Hoa Lý Tiệt (Jason Scott Lee).
Được chuyển thể từ cuốn tiểu sử của Linda Lee Cadwell - Bruce Lee: The Man I Only Knew, cũng như cuốn sách Bruce Lee: The Biography của đạo diễn Long tranh hổ đấu - Robert Clouse - bộ phim kể về những rủi ro của Lý Tiểu Long ở Mỹ, mối tình lãng mạn với Linda (do Lauren Holly thủ vai) và chiến đấu với những con quỷ bên trong chính mình.
Đó là sự pha trộn kỳ lạ giữa phim tiểu sử và giả tưởng truyền thống, khi đạo diễn Rob Cohen đưa vào nhiều yếu tố thần bí nhằm nỗ lực bắt chước các bộ phim của chính Lý Tiểu Long.
Dragon: the Bruce Lee Story là một thành công về mặt thương mại.
Năm 2010, phim Bruce Lee, My Brother được phát hành. Bộ phim này được chuyển thể từ cuốn hồi ký do người em Robert Lee chấp bút.
Nam diễn viên Aarif Rahman được chọn vào vai Lý Tiểu Long và bộ phim kể về tuổi thanh niên ngỗ ngược của võ sĩ này trên đường phố Hong Kong thời thuộc Anh.
Phim do La Vĩnh Xương (Raymond Yip Wai-man) và Hoàng Văn Tuyển (Manfred Wong) đạo diễn câu chuyện trong phim lại khiến người xem thấy buồn tẻ đến khó chịu và khiến nhiều người hâm mộ không thỏa mãn.
Lý Tiểu Long còn hiện diện trong bộ phim võ thuật Mỹ Birth of the Dragon do ngôi sao hành động Trung Quốc Ngũ Doãn Long (Philip Ng Wan-lung) thể hiện.
Phim không được giới phê bình đánh giá cao nhưng lối diễn của Ngũ Doãn Long lại được ca ngợi là thể hiện huyền thoại võ thuật thành công nhất trên màn bạc trong thời kỳ hiện đại.
Với thông tin đạo diễn từng hai lần đoạt giải Oscar Lý An (Ang Lee) đang thực hiện một bộ phim tiểu sử mới về Lý Tiểu Long, với con trai ông - ngôi sao Limbo Mason Lee - trong vai chính, phiên bản điện ảnh chính thức của câu chuyện về nam diễn viên này có thể sắp ra mắt.
Điều rõ ràng hơn bao giờ hết là 50 năm sau khi qua đời, huyền thoại Lý Tiểu Long vẫn sống mãi, có sức mạnh và quyền năng hơn bất kỳ nhân vật nào ông thủ vai trên màn ảnh.