Nữ hiệp mạnh nhất giới võ hiệp của Kim Dung: Tiểu long nữ, A Cửu trong Bích huyết kiếm hay A Châu Thiên long bát bộ?
Kim Dung là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất tới văn học Trung Quốc hiện đại với những bộ tiểu thuyết võ thuật, phê bình... Trong các bộ tiểu thuyết của ông, nhiều nhân vật nữ cũng rất được yêu thích.
Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung. Năm 1955, ông bắt đầu viết văn với bút danh Kim Dung. Bộ tiểu thuyết võ thuật đầu tiên của ông là Thư kiếm ân cừu lục (1955).
Năm 1972, ông tuyên bố từ bỏ thế giới văn chương mang "tinh thần hiệp sĩ" của mình. Kim Dung qua đời tại Hong Kong (Trung Quốc) vào ngày 30/10 /2018, thọ 94 tuổi.
Lý do khiến các phẩm của Kim Dung được mọi người yêu thích bởi, trước hết là sự kết hợp giữa những nhân vật có thật trong lịch sử với những nhân vật ảo trong tiểu thuyết.
Thứ hai, tiểu thuyết của Kim Dung nhịp nhàng trong việc sử dụng ngôn ngữ và nhân vật, lối hùng biện tuyệt đẹp, đặc biệt là trong việc sử dụng thơ cổ.
Tiếp đó, Kim Dung chủ yếu sử dụng xung đột giữa tình yêu và các chuẩn mực đạo đức truyền thống trong cốt truyện, và kết thúc trong bi kịch, nhằm hiện thực hóa sự ca ngợi tình yêu hiện đại.
Cuối cùng là hình ảnh các nhân vật chính trong tiểu thuyết, họ đều có võ công mạnh mẽ, đều có trái tim trong sáng, đặc biệt là nữ chính, họ đều là những tiểu thư coi trọng tình yêu và lẽ phải.
Họ dám yêu và ghét, về mặt tình cảm nó phá vỡ quan niệm truyền thống của thời xa xưa, đồng thời nó mang cả đặc điểm truyền thống và hiện đại.
Câu chuyện còn có những mâu thuẫn rõ ràng và liên kết phức tạp, khiến người đọc say sưa không thể dừng lại.
Bạn đã đọc được bao nhiêu trong số 14 bộ tiểu thuyết võ thuật và 1 truyện ngắn của Kim Dung?
Cùng điểm lại đặc điểm các nữ anh hùng tiêu biểu trong mỗi bộ tiểu thuyết của Kim Dung và xem bạn thích mẫu nào nhất?
1. Kha Tư Lệ trong Thư kiếm ân cừu lục (1955)
Kha Tư Lệ thường được gọi là Hương Hương công chúa, em gái của Hoắc Thanh Đồng, không biết võ công lại không hiểu mưu lược nhưng nổi tiếng với vẻ đẹp ''trăng in đáy nước, hoa nở trong gương''.
Toàn thân của Kha Tư Lệ còn toát ra một mùi hương đặc biệt, khiến ai ngửi thấy cũng làm cho thoải mái, quên hết mọi sự đời.
Nàng như tiên nữ hạ phàm. Không chỉ đẹp, nàng còn có tâm hồn trong sáng thánh thiện, luôn cười với mọi người, quan tâm đến mọi người, nhìn cuộc đời đâu đâu cũng là điều tốt đẹp, yêu quý động vật, nhân từ với kẻ đã hại mình.
2. Hạ Thanh Thanh trong Bích huyết kiếm (1956)
Hạ Thanh Thanh là cô gái xinh đẹp, thông minh và rất có khí chất. Nàng thổi sáo hay, võ công tài giỏi, mưu trí không thua bất cứ bậc nam tử đại trượng phu nào.
3. A Cửu trong Bích huyết kiếm (1956)
A Cửu tức Trường Bình công chúa là con gái yêu của vua Sùng Trinh, kẻ thù giết cha của Thừa Chí.
Cô có vẻ đẹp khuynh đảo thành tự, ''thanh lệ'', ''cao nhã''. Với làn da trắng, đôi má đỏ hồng, đôi mắt to và sáng, cặp chân mày cong vút, giọng nói trong trẻo, thân thể quý phái, tính tình khả ái, dịu dàng, giàu lòng trắc ẩn, giỏi thi ca họa và âm nhạc
4. Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu (1957)
Hoàng Dung còn là bang chủ đời thứ 19 của Cái Bang, nữ đồ đệ duy nhất của Bắc Cái Hồng Thất Công, người tình và sau này trở thành vợ của Quách Tĩnh.
Hoàng Dung là nữ nhân vật được Kim Dung miêu tả từ khi còn là một tiểu cô nương 15 tuổi trong Anh hùng xạ điêu đến khi trở thành thiếu phụ trong Thần điêu hiệp lữ.
Hoàng Dung là nữ nhân vật thông minh, kiến thức uyên bác, mọi sự thông minh mưu trí của nàng đều tạo thuận lợi cho những người bên cạnh nàng, từ việc giúp Quách Tĩnh học võ công đến việc bảo vệ thân thể trước Âu Dương Khắc và Âu Dương Phong.
5. Miêu Nhược Lan trong Tuyết sơn phi hồ (1959)
Miêu Nhược Lan có thể nói là nhân vật hạnh phúc nhất trong số các tiểu thuyết của Kim Dung.
Từ nhỏ đến lớn cô sống trong sự bao bọc của cha - người có võ nghệ cao cường. Khi trở thành thiếu nữ, cô lại được Hồ Phỉ hết lòng yêu thương, bảo vệ.
Miêu Nhược Lan là một trong số ít các nhân vật nữ trong tác phẩm của Kim Dung không biết võ nghệ.
6. Tiểu long nữ trong Thần điêu đại hiệp (1959)
Tiểu long nữ từ nhỏ đã sống trong Cổ Mộ – ngôi mộ dành cho người sống mà tình như đã chết, vốn là chốn cũ của Vương Trùng Dương xây dựng khi lòng đã nguội lạnh với đời, lại được dạy dỗ nghiêm khắc bởi sư phụ nên rất ngây thơ nhưng lạnh lùng, ít nói, suy nghĩ lại chất phác, đơn thuần, thường thể hiện ra ngoài vẻ thờ ơ, có chút vô tình.
Bản tính nàng trầm mặc nhưng đối với Dương Quá lại hết mực dịu dàng, nồng ấm, chu đáo. Nàng chỉ nở nụ cười với mình Dương Quá.
7. Thích Phương trong Liên thành quyết (1962)
Thích Phương là con gái của Thích Trường Phát, sư muội và là thanh mai trúc mã với Địch Vân nhưng kết cục bi thảm.
Địch Vân bị hại và bị tống giam, khi trở chàng trở về Thích Phương đã trở thành vợ của Vạn Khuê, nhưng vì hạnh phúc của sư muội, Địch Vân không nỡ giết kẻ đã hãm hại mình.
Thích Phương khi đã biết rõ sự thật, dù còn yêu Địch Vân nhưng nàng vẫn không thể bỏ rơi chồng. Nàng đi cứu Vạn Khuê và bị chính hắn giết chết.
8. A Châu trong Thiên long bát bộ (1963)
A Châu là con gái lớn của Đoàn Chính Thuần và Nguyễn Tinh Trúc, tình yêu và niềm hạnh phúc của Tiêu Phong, có tài giả trang.
Cha cô vốn là một người có tướng mạo tiêu sái nên uy võ nên dung nhan của A Châu chắc chắn không thể tầm thường.
Trong Thiên long bát bộ, cô được miêu tả như "một người con gái xinh đẹp, có đôi mắt linh động, nụ cười như hoa xuân mới nở, da trắng như tuyết, là một mỹ nhân hiếm thấy của thiên hạ".
9. Lý Văn Tú trong Bạch mã khiếu Tây phong (1962)
Trên sa mạc đất Hồi Cương có một đôi vợ chồng người Hán ngã xuống đúng như câu "Uyên ương đồng mệnh" khi bị Lã Lương tam kiệt truy sát vì một tấm bản đồ là "Cao Xương Mê Cung".
Đứa con gái nhỏ của hai người là Lý Văn Tú được con bạch mã đưa tới bộ tộc Cáp Tát Khắc và được một lão nhân họ Kế cứu sống. Cũng tại bộ tộc này Lý Văn Tú đã vướng vào một mối tình tay ba.
10. A Kha trong Lộc đỉnh ký (1969-1972)
A Kha là một tuyệt sắc mỹ nữ trong Lộc đỉnh ký, một người đẹp được miêu tả là "Ngọc trắng đính cườm cũng không bì được với vẻ đẹp lộng lẫy của nàng, hoa hồng chớm nở cũng không sánh lại được với vẻ đẹp thanh tú, diễm lệ của A Kha".
Hơn nữa, về tính cách, A Kha là một cô nàng có cá tính cứng rắn và quyết đoán.
Trong tiểu thuyết, A Kha cùng với A Kỳ cùng nhau đi tầm sự học đạo để rồi gặp được Vi Tiểu Bảo - kẻ vốn ngay từ đầu đã tỏ ra mê muội trước vẻ tuyệt sắc của A Kha và hoàn toàn gục ngã trước nhan sắc lộng lẫy của nàng.